Khám trĩ ở Vũng Tàu

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Nguyên nhân mắc trĩ ngoại và cách điều trị

Hiện nay, bên cạnh trĩ nội thì trĩ ngoại cũng ngày càng trở nên phổ biến, nguyên nhân là do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh. Chính vì thế, việc trang bị thêm những kiến thức bổ ích về triệu chứng: Nguyên nhân mắc trĩ ngoại và cách điều trị là rất cấp thiết, giúp các bệnh nhân sớm nhận biết cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.




Nguyên nhân mắc trĩ ngoại và triệu chứng

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Các bác sĩ chia sẻ, trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ hình thành ở phía dưới đường lược do các tĩnh mạch hậu môn bị viêm nhiễm, tụ máu hay bị chèn ép quá mức, từ đó căng và sưng phồng lên. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại có thể là do:

Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều thực phẩm cay nóng (tiêu, ớt), các món nướng hay nhiều dầu mỡ, lạm dụng các chất kích thích, không ăn nhiều chất xơ, không cung cấp đủ lượng nước hàng ngày cho cơ thể… có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, dẫn đến trĩ ngoại.

Thói quen vận động: Không vận động hay vận động quá sức cũng có thể dẫn đến trĩ ngoại. Cụ thể là những nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu, điều này gây áp lực trực tiếp lên vùng hậu môn, khiến các tĩnh mạch bị chèn ép và hình thành búi trĩ.

Bên cạnh đó, những người thường xuyên lao động nặng hay khuân vác cũng khiến vùng hậu môn trực tràng chịu nhiều sức ép và dẫn đến bệnh trĩ ngoại.

Thói quen đi đại tiện: Nhịn đại tiện, ngồi lâu khi đi đại tiện cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi khiến trĩ ngoại hình thành và phát triển. Ngoài ra, chà xát mạnh khi vệ sinh vùng hậu môn, sử dụng dung dịch vệ sinh hậu môn có mùi quá nồng hay nồng độ chất tẩy rửa cao… có thể gây kích ứng vùng da và niêm mạc quanh hậu môn, dẫn đến trĩ ngoại.

Mang thai: Do mang thai, áp lực ở khu vực ổ bụng tăng cao chèn ép khu vực hậu môn, khiến các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Từ đó làm cho các tĩnh mạch này sưng phồng lên và hình thành các búi trĩ.

Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục qua đường hậu môn… có thể khiến hậu môn bị viêm nhiễm và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại.Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại

Triệu chứng:

Khi mắc bệnh trĩ ngoại, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

Các búi trĩ nhô ra và nằm gần vùng hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác hơi vướng víu khó chịu ở hậu môn.

Búi trĩ thường có những đặc điểm như: Bề mặt búi trĩ sưng to (tùy vào mức độ của bệnh), có màu sẫm, tụ máu cục bộ, có thể bị tụ mủ và viêm loét, từ đó hình thành các vết rách và nứt hậu môn.

Vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt và khó chịu, đặc biệt là sau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện.

Các nếp gấp quanh viền hậu môn sưng to, đôi khi tạo thành các vết trầy xước hay khe nứt có lẫn các chất thải tích tụ bên trong.

Vùng da và niêm mạc da phía ngoài có thể nhô lên thành các khối phồng kèm theo các biến chứng phù nề, xơ cứng các mô hậu môn, gây đau rát khi đại tiện.

Khi có va chạm mạnh hay đại tiện thì các búi trĩ có thể vỡ ra, gây chảy máu hậu môn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.

Khó khăn và đau rát khi đại tiện là triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại

Bài tham khảo:

Các phương pháp chữa trị bệnh trĩ

Hiện nay, tùy vào mức độ của bệnh mà trĩ ngoại được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau:

Phương pháp nội khoa

Được áp dụng cho những trường hợp mắc trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ, gồm 2 loại thuốc là thuốc uống và thuốc tác động tại chỗ.

Các loại thuốc uống: Chủ yếu chứa các hoạt chất có tác dụng làm tăng khả năng thẩm thấu và tính đàn hồi của các tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng, giúp làm giảm các triệu chứng phù nề và sung huyết.

Thuốc tác động tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc dạng đặt hoặc thuốc mỡ bôi trực tiếp lên bú trĩ. Các loại thuốc này thường có tác dụng giảm đau, kháng viêm và làm săn chắc các tĩnh mạch hậu môn...

Phương pháp ngoại khoa

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại bằng ngoại khoa có nhiều phương pháp như: Chích xơ, đốt điện, đốt laser, thắt vòng cao su hay phẫu thuật cắt trĩ. Mục đích là khiến các búi trĩ bị hoại tử và rụng xuống hoặc trực tiếp loại bỏ các búi trĩ.

Trĩ ngoại thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ

Tuy nhiên, những trường hợp bị trĩ ngoại thì chỉ nên áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Bởi vì, khu vực này chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên nếu sử dụng các phương pháp ngoại khoa khác người bệnh có thể phải chịu đau đớn kéo dài.

Thế nhưng, phẫu thuật cắt trĩ chỉ áp dụng cho bệnh nhân mắc trĩ ngoại ở giai đoạn muộn, đã xuất hiện tình trạng viêm loét, nhiễm trùng và có nguy cơ nhiễm trùng máu nếu không điều trị kịp thời.

Đặc biệt, bên cạnh các phương pháp cắt trĩ truyền thống, bệnh trĩ ngoại còn có thể được điều trị bằng các phương pháp hiện đại như PPH hay HCPT. Các phương pháp này có nhiều ưu điểm như: An toàn, ít đau, vết cắt nhỏ, ít chảy máu, ít tác dụng phụ hay biến chứng, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Mong rằng, qua những thông tin trên có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra, khi cơ thể có những biểu hiện của bệnh này, các bệnh nhân có thể tìm đến phòng khám chúng tôi để được đội ngũ y bác sĩ kiểm tra, xác định rõ mức độ bệnh và hướng chữa trị thích hợp.

Mọi quan tâm hay thắc mắc có liên quan, người bệnh vui lòng gọi đến 0251.381.9288 để được các bác sĩ trực tiếp giải đáp.

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét